20:09 EDT Thứ sáu, 19/04/2024

Văn bản pháp quy

Phổ biến kiến thức

Sáng tạo kỹ thuật

Trang nhất » Tin tức chung » Phổ biến kiến thức

Có nên dùng nước lọc làm nước uống thường xuyên?

Thứ sáu - 04/08/2017 05:13
Nước lọc tinh khiết hiện nay được dùng nhiều ở các cơ quan, xí nghiệp, gia đình. Tuy nhiên, do thiếu một số các nguyên tố vi lượng nên nước lọc tinh khiết không có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là đối với người già, trẻ em.
Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Nước lọc là nước máy đã qua xử lý lọc thô, lọc than hoạt tính, làm mềm nước qua thiết bị trao đổi ion và lọc siêu vi hạt. Nước lọc có ưu điểm là "sạch" - không có vi khuẩn và tạp chất có hại đột biến, nhưng có khuyết điểm là bị loại bỏ hầu hết các chất muối khoáng, bao gồm cả nguyên tố thường lượng (constant element) và nguyên tố vi lượng (trace element). Canxi (Ca) là chất khoáng không thể thiếu cho sự phát triển của cơ thể, nếu thiếu canxi trầm trọng có thể dẫn tới chứng còi xương, loãng xương, v.v. Có điều, Ca là nguyên tố thường lượng, dễ kiếm. Nguồn hút của nước máy thường là nước nổi (sông, hồ...) và nước chìm (nước giếng khoan), nước hút từ các nguồn khác nhau có hàm lượng canxi khác nhau, nghĩa là có độ cứng khác nhau. Tuy nhiên, lượng canxi chứa trong nước uống không đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể, mà chủ yếu hấp thụ từ thức ăn. Sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa, vỏ tôm, cua, rong biển, đậu và các sản phẩm chế biến từ hạt đậu (bột đậu, đậu phụ...) đều có hàm lượng canxi cao; canxi có nguồn gốc động vật dễ được cơ thể hấp thụ tốt nhất. Vì vậy, khi dùng nước lọc làm nước uống hằng ngày phải đặc biệt chú ý bổ sung lượng canxi từ thực phẩm các bữa ăn. Ngoài ra, với trẻ em, người cao tuổi không nên dùng nước lọc làm nước uống hằng ngày (có nghĩa tại nhà trẻ, trường học và nhà dưỡng lão không nên đặt thùng nước "tinh khiết" công cộng). Đặc biệt với các đối tượng: 1 - Người già, vì lượng ăn giảm sút, nên bổ sung bằng nước uống giàu canxi: 2- Các vận động viên, người lao động nặng nhọc... vì chảy nhiều mồ hôi, làm tăng lượng tổn thất muối khoáng của cơ thể theo mồ hôi, nên cũng không nên uống nước lọc thường xuyên.
Ảnh hưởng mặt trái của uống nước lọc là làm cơ thể thiếu hụt các nguyên tố vi lượng. Có 14 loại nguyên tố vi lượng rất cần thiết cho sự phát triển bình thường của cơ thể là: I-ốt (I), sắt (Fe), kẽm (Zn), niken (Ni), thiếc (Sn), silic (Si), vonfram (V), Selen (Se), fluo (F), đồng (Cu), Mangan (Mn), coban (Co), crom (Cr), Motipden (Mo). Tuy các nguyên tố này chiếm thành phần vô cùng nhỏ trong cơ thể, nhưng lại đóng vai trò cực kỳ quan trọng, thiếu bất kỳ loại nguyên tố vi lượng nào trong số đó đều có thể dẫn tới "trục trặc" cho sức khỏe. Về nguồn gốc cung cấp nguyên tố vi lượng cho cơ thể cũng cần chú ý: Nguồn bổ sung Fe, Zn, Ni, Sn, Si, V, Cu, Mn, Co, Cr, Mo chủ yếu từ ăn thực phẩm, còn 3 loại nguyên tố I, Se, F chủ yếu lấy từ nước uống. I có chứa nhiều trong tảo đỏ, rong biển, cá biển; trên đất liền, nguồn nước chảy ra từ vùng núi đá thường rất thiếu I, vì vậy dân vùng núi ăn nước suối rất thiếu I dễ dẫn tới bệnh bướu cổ, hiện đang chủ trương khắc phục bằng cách khuyến khích toàn dân dùng "muối iốt" thay muối thường trong các bữa ăn. Se có chứa nhiều trong thực phẩm hải sản, gan, thận động vật; F có nhiều trong lá chè. Vì vậy, nếu biết cách điều chỉnh hợp lý kết cấu giữa ăn và uống, đồng thời tạo thành thói quen uống nước chè (loãng) sẽ tránh được hiện tượng thiếu F, Se.
Như vậy là nước lọc vừa có mặt lợi vừa có mặt hại, rốt cuộc có nên dùng nó làm nước uống thường xuyên không?
Nói chung uống nước lọc tương đối thuận tiện, nhưng không nên dùng nhiều đối với trẻ em, người già và người lao động nặng nhọc. Nếu thường xuyên uống nước lọc phải chú ý ăn nhiều các loại thực phẩm bổ sung Ca, I, Se, F...
Bình chứa nước lọc, sau khi mở nắp bịt kín phải uống nhanh cho hết, không nên để lưu cữu.

Nguồn tin: Theo Tri thức trẻ

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn