13:20 EDT Thứ năm, 18/04/2024

Văn bản pháp quy

Phổ biến kiến thức

Sáng tạo kỹ thuật

Trang nhất » Tin tức chung » Tin quốc tế

Monsanto thách thức nuôi 9 tỉ người bằng cây biến đổi gene

Thứ tư - 30/03/2016 23:24
Tập đoàn Monsanto vừa công bố báo cáo Phát triển bền vững năm 2012 tập trung vào cách thức tập đoàn vận hành chuỗi sản xuất kinh doanh và hợp tác với đối tác trên toàn cầu để giải quyết thách thức nuôi sống 9 tỉ người vào năm 2050.
Hiện Việt Nam rất thận trọng với cây trồng biến đổi gen

Hiện Việt Nam rất thận trọng với cây trồng biến đổi gen

      Cam kết này được đưa ra bởi hiện Monsanto là nhà cung cấp hàng đầu thế giới về các sản phẩm và các giải pháp công nghệ trong nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng (cây trồng biến đổi gene -BĐG).
Cách đây 5 năm Monsanto từng đưa ra cam kết đầy thách thức về một nền nông nghiệp bền vững: Đến năm 2030 tăng năng suất cây trồng trên toàn cầu lên gấp đôi với các giống cây mà Monsanto cung cấp (bông, ngô, hạt cải dầu và đậu tương), trong đó sử dụng ít hơn một phần ba các nguồn tài nguyên thiết yếu trong quá trình sản xuất (như đất, nước và năng lượng).
     Điều này từng bước được khẳng định. Mới đây Giải thưởng lương thực Thế giới năm 2013 đã được trao cho Tiến sĩ Robert T. Fraley - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc phát triển công nghệ toàn cầu của tập đoàn Monsanto vì những nghiên cứu tiên phong của ông và đồng nghiệp trong lĩnh vực ứng dụng Công nghệ sinh học hiện đại vào chọn tạo giống và cải tiến giống cây trồng, nâng cao sản lượng nông nghiệp toàn cầu.
     Dựa trên những nghiên cứu khoa học về cấu trúc xoắn kép của ADN của Watson và Crick những năm 1950, Tiến sĩ Marc van Montagu, Tiến sĩ Mary-Dell Chilton và Tiến sĩ Robert T. Fraley đã tiến hành nghiên cứu sử dụng vi khuẩn như một công cụ để đưa gene từ một tế bào khác vào tế bào thực vật, tạo ra các dòng di truyền mới với nhiều đặc tính tốt.
     Kết quả của quá trình nghiên cứu này chính là chìa khóa đến kỹ thuật chuyển đổi tế bào thực vật sử dụng ADN tái tổ hợp.
Những công trình tiên phong của Marc van Montagu, Mary-Dell Chilton và Robert T. Fraley đã mang đến một thuật ngữ mới “công nghệ sinh học cây trồng” và trong tương lai sẽ cho ra những cây trồng cải thiện được khả năng chịu hạn hán, thời tiết bất thuận, sâu, bệnh hại, và cho năng suất cao.

     Công nghệ sinh học thực vật đã góp phần đáng kể trong tăng lượng dự trữ lương thực và đảm bảo tình hình an ninh lương thực trên toàn thế giới, sự phát triển bền vững và biến đổi khí hậu trong bối cảnh chúng ta đang phải đối mặt với những thách thức toàn cầu về an ninh lương thực.

     Năm 2012, số nông dân trên thế giới trồng các loại cây trồng công nghệ sinh học đã lên cao tới mức kỷ lục là 17,3 triệu người, trong đó hơn 90% là những nông dân sản xuất qui mô nhỏ ở các quốc gia đang phát triển.
     Dân số thế giới dự kiến sẽ tăng thêm 2 tỉ người vào năm 2050, do đó nhu cầu về lương thực và bông vải sợi dự kiến sẽ tăng hơn 60%.
     Tuy nhiên, hiện vẫn còn 2 luồng ý kiến khác nhau về việc có nên hay không cho nhân rộng cây trồng biến đổi gene, đặc biệt là lúa.
Tại Việt Nam, việc sử dụng loại cây trồng này vẫn đang được cân nhắc và có bước đi thận trọng do những nghi ngại ảnh hưởng đến môi trường, an toàn sinh thái. Do vậy bước đầu đang trồng ngô biến đổi gene.
     Ngoài ra,  mỗi năm Việt Nam nhập khẩu 3,2 triệu tấn đậu tương, 1 triệu tấn ngô… chủ yếu từ cây trồng BĐG.
Hàng chục năm nay, toàn bộ các nhà máy tại Việt Nam, gà, lợn của ta đều dùng ngô, đậu tương từ Mỹ, Argentina./.
Nguồn: baodatviet.vn

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn