13:10 EDT Thứ sáu, 19/04/2024

Văn bản pháp quy

Phổ biến kiến thức

Sáng tạo kỹ thuật

Trang nhất » Tin tức chung » Tin trong nước

Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Thứ sáu - 20/10/2017 03:17
Ngày 20/10, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) tổ chức Diễn đàn khoa học “Tái cơ cấu nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế”. TSKH Nghiêm Vũ Khải – Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam, TS Nguyễn Đức Kiên – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội chủ trì hội thảo.
TSKH Nghiêm Vũ Khải – Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam phát biểu khai mạc diễn đàn

TSKH Nghiêm Vũ Khải – Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam phát biểu khai mạc diễn đàn

Tại hội thảo các đại biểu đã được nghe trình bày về Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật và cải cách thủ tục hành chính – Phát triển nguồn nhân lực – Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ; Một số vấn đề về tái cơ cấu kinh tế tại Việt Nam; Tiến trình cơ cấu lại nền kinh tế ở Việt Nam đến năm 2020: Liệu những cải cách thể chế vừa qua đã đủ; Đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với an ninh quốc phòng; Tái cơ cấu nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế: Cần chú trọng đổi mới sinh thái để tăng trưởng xanh bền vững.

Theo ý kiến của GS.TSKH Nguyễn Quang Thái – Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển Việt Nam cho rằng, Văn kiện Đại hội lần thứ XII của Đảng đã nhấn mạnh chủ trương tiếp đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Triển vọng phát triển kinh tế - xã hội của Việt nam những năm tới tùy thuộc vào kết quả thực hiện các đột phá chiến lược và các giải pháp cơ bản về đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế.

Mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam thời gian qua còn tạo được cơ chế phân bổ và phân phối sản lượng tương đối phù hợp với trình độ phát triển, góp phần cải thiện và tạo bước tiến đáng kể về phát triển xã hội trên nhiều khía cạnh như thu nhập và mức sống cho các tầng lớp nhân dân; công tác xóa đói, giảm nghèo đạt kết quả khá bền vững...

Tuy nhiên, mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam những năm qua đã gặp rào cản lớn nhất trong chuyển đổi mô hình là tư duy phát triển hiện đại thích hợp với kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập. Từ đó, các quy định về thể chế còn chưa tương xứng, chưa huy động được sức mạnh tổng hợp và đạt tăng trưởng với chất lượng ngày càng cao. Các quy định về thể chế kinh tế còn chưa đồng bộ, nhiều quy định gây phiền hà cho doanh nghiệp và người dân.

Chính vì vậy, theo ý kiến của GS Thái, cần phải gỡ bỏ các rào cản về tư duy phát triển trong điều kiện kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập; Hoàn thiện các nhân tố tác động “đầu vào” đối với cải thiện mô hình tăng trưởng, về thế chế phù hợp thị trường, nhất là hệ thống thị trường có độ tinh vi ngày càng cao; Từng bước cải thiện các yếu tố khoa học công nghệ và nguồn nhân lực để có thể thích ứng với giai đoạn mới của cách mạng khoa học công nghệ; Không ngừng cải tiến phương thức chỉ đạo và điều hành, cải tiến hệ thống công chức từ đổi mới toàn bộ hệ thống chính trị cho thích ứng với giai đoạn phát triển mới.

Cũng tại diễn đàn, các đại biểu đã đưa ra nhiều ý kiến và đề xuất như cần tăng cường đầu tư, nâng cao chất lượng đội ngũ làm công tác đánh giá tác động chính sách, xây dựng, thẩm định và kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật.

Tăng cường công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật, kịp thời phát hiện những vướng mắc trong quá tình thực thi pháp luật để có phản ứng chính sách phù hợp, chú trọng các hoạt động rà soát, pháp điển, tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật như là khâu đầu tiên của quá trình thi hành pháp luật.

Về tái cơ cấu đầu tư công, công việc trước hết phải làm là cắt giảm số lượng vốn và số dự án đầu tư công; thực hiện phân bổ vốn cho những dự án quan trọng ưu tiên, chủ yếu trong phát triển hạ tầng.

Lựa chọn được dự án có hiệu quả kinh tế - xã hội cao và tập trung vốn cho dự án có hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất; phải đổi mới được chế độ phân cấp đầu tư, nhất là trung ương - địa phương; hạn chế chạy theo số lượng đầu tư, số lượng dự án, ngăn chặn được “cơn khát đầu tư” như thời gian qua.

Tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng đã và đang tập trung xử lý một số nội dung chính, gồm tái cơ cấu các ngân hàng thương mại yếu kém; xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và tái cơ cấu tổng thể, toàn diện cả hệ thống nói chung và từng tổ chức tín dụng nói riêng.

Nguồn tin: vusta.vn

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn