01:51 ICT Thứ sáu, 29/03/2024

Văn bản pháp quy

Phổ biến kiến thức

Sáng tạo kỹ thuật

Trang nhất » Tin tức chung » Tư vấn, phản biện và giám định xã hội

Tăng cường hoạt động tư vấn phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Quảng Trị

Thứ năm - 27/07/2017 08:43
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Quảng Trị là hoạt động tư vấn phản biện và giám định xã hội (TVPBGĐXH). Hoạt động TVPBGĐXH là hoạt động mang tính xã hội, độc lập khách quan, là sự thể hiện trách nhiệm của đội ngũ trí thức khoa học - công nghệ đóng góp trí tuệ nhằm đánh giá, phân tích các chính sách, chương trình, dự án, đề án… nhằm tham mưu cho Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh có thêm căn cứ, cơ sở để xem xét quyết định các vấn đề quan trọng phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Hội thảo Tư vấn, phản biện và GĐXH "Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Hải Lăng đến năm 2020"

Hội thảo Tư vấn, phản biện và GĐXH "Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Hải Lăng đến năm 2020"

Đảng và Nhà nước ta đã sớm quan tâm đến vai trò của TVPBGĐXH. Tại Chỉ thị 35-CT/TW ngày 11/4/1988 của Ban Bí thư Trung ương Đảng đã giao cho Liên hiệp hội Việt Nam nhiệm vụ “tư vấn về chính sách khoa học - kỹ thuật và kinh tế - xã hội cho Đảng và Nhà nước,…”, Tiếp theo là Chỉ thị 45-CT/TW ngày 11/11/1998 của Bộ Chính trị, Đảng đã tin cậy và giao cho Liên hiệp hội Việt Nam “tổ chức phối hợp tốt hơn nữa lực lượng trí thức khoa học và công nghệ để tư vấn, phản biện và giám định xã hội đối với những dự án lớn, có tính liên ngành, liên vùng”.
Trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước Nghị quyết 27-NQ/TW ngày 06/8/3008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về xây dựng đội ngũ trí thức, nhấn mạnh “tổ chức nhiều diễn đàn đã khuyến khích và đảm bảo quyền lợi, trách nhiệm của trí thức khi tham gia các hoạt động tư vấn, phản biện và giám định các chủ trương, chính sách, các dự án KT-XH, phê phán và xoá bỏ sự coi nhẹ thành khẩn và quy chụp đối với những ý kiến phản biện mang tính xây dựng”
Ngày 30 tháng 01 năm 2002, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 22/2002/QĐ-TTg, về hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam và được chỉnh sửa, bổ sung thay thế bằng Quyết định số 14/2014/QĐ-TTg, ngày 14 tháng 02 năm 2014. UBND tỉnh Quảng Trị cũng đã có Quyết định số 15/2010/QĐ-UBND ngày 28/9/2010 về việc ban hành “Quy định về hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội trên địa bàn tỉnh”.
Nhận thức đúng về vai trò hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội đối với phát triển kinh tế - xã hội, KHCN của địa phương; ngay từ nhiệm kỳ I (2004-2009), Ban Thường vụ Liên hiệp hội đã quyết định thành lập Ban Tư vấn, phản biện và giám định xã hội giúp Liên hiệp hội triển khai tốt nhiệm vụ quan trọng này. Tuy nhiên, sau khi có Quyết định số 15/2010/QĐ-UBND ngày 28/9/2010 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc ban hành “Quy định về hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội trên địa bàn tỉnh”, hoạt động này mới thực sự được đẩy mạnh và hiệu quả.
Từ năm 2011 đến nay, Liên hiệp hội đã tập hợp nhiều chuyên gia, cán bộ quản lý, khoa học, công nghệ  trong và ngoài tỉnh tổ chức tư vấn, phản biện và giám định xã hội hơn 70 dự án kinh tế - xã hội quan trọng của tỉnh, các ngành, địa phương. Tong đó, có 5 chương trình dự án lớn của tỉnh; 35 đê án Qui hoạch phát triển ngành, huyện, thị, thành phố; 11 đề án quy hoạch xây dựng nông thôn mới các xã thí điểm;  21 đề án, dự án phát triển lĩnh vực, chuyên ngành cụ thể.
Qua quá trình triển khai, ý kiến đánh giá, phản hồi của các ngành, cơ quan chủ dự án cho thấy hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp hội bảo đảm tính khách quan và tính độc lập cao; ý kiến chung của các cấp quản lý của tỉnh đều đánh giá cao tính nghiêm túc, khoa học và tác dụng thiết thực của các báo cáo kết quả TVPBGĐXH của Liên hiệp hội. Hầu hết các chương trình, đề án, dự án sau khi được tư vấn, phản biện, cơ quan chủ đầu tư tiếp thu, chỉnh sửa nghiêm túc, đảm bảo chất lượng trước khi trình cơ quan thẩm quyền quyết định.
Hoạt động TVPBGĐXH ngày càng trở thành hoạt động quan trọng hàng đầu của Liên hiệp hội. Một mặt, hoạt động này đã góp phần vào việc nâng cao chất lượng việc soạn thảo, xây dựng các chương trình, dự án, đề án về phát triển kinh tế - xã hội, khoa học và công nghệ. Mặt khác, đây cũng là dịp để Liên hiệp hội, các tổ chức hội tập hợp và đoàn kết đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ góp phận phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế -xã hội, khoa học và công nghệ của địa phương.
Sau một thời gian thời gian hoạt động TVPBGĐXH, đội ngũ chuyên gia của Liên hiệp hội ngày càng lớn mạnh, tích luỹ nhiều kinh nghiệm, cơ bản đáp ứng được yêu cầu tư vấn, phản biện các dự án đã và đang triển khai của tỉnh.
Với nhiệt tình, ý thức trách nhiệm, tinh thần khách quan khoa học, hoạt động TVPB&GĐXH của Liên hiệp hội đã từng bước góp phần xây dựng chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, các dự án kinh tế -xã hội quan trọng của tỉnh. Kết quả hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội là sự đóng góp thiết thực của Liên hiệp hội đối với tỉnh, đồng thời nâng cao vị thế và vai trò của Liên hiệp hội. 
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, hoạt động TVPBGĐXH của Liên hiệp hội Quảng Trị thời gian qua cũng đã bộ lộ một số tồn tại, hạn chế, đó là:
Sự phối hợp của các cấp, các ngành còn thiếu chặt chẽ, chưa đảm bảo qui trình. Vì vậy, Liên hiệp hội còn gặp khó khăn do thiếu tính chủ động (do đơn vị chủ đầu tư, cơ quan thẩm quyền yêu cầu hoàn thành báo cáo kết quả TVPBGĐXH sớm)..
Nhận thức của các cấp, các ngành, địa phương về hoạt động TVPBGĐXH chưa được đầy đủ, một số chủ đầu tư xem TVPBGĐXH là hoạt động có tính bắt buộc, việc cung cấp thông tin, tài liệu cho Liên hiệp hội chưa kịp thời, đầy đủ gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng TVPBGĐXH. Cá biệt một số đề án, dự án sau khi được nhận được báo cáo TVPBGĐXH của Liên hiệp hội, việc tiếp thu, chỉnh sửa đề án, dự án của các chủ đầu tư còn yếu, sơ sài.
Công tác tư vấn, phản biện và giám định xã hội Liên hiệp hội thời gian qua chủ yếu đưa vào yêu cầu của tỉnh, của các sở, ngành để tổ chức triển khai. Việc đề xuất tổ chức nghiên cứu phản biện độc lập những chủ đề trọng tâm, bức xúc về kinh tế - xã hội, cơ chế chính sách của tỉnh còn rất hạn chế (chỉ mới tư vấn, phản biện độc lập được 01 dự án về nạo vét luồng lạch ở Cửa Tùng).
Đội ngũ chuyên gia tham gia tư vấn, phản biện và giám định xã hội đa phần dựa vào năng lực chuyên môn, kinh nghiệm đã có, chưa được đào tạo chuyên sâu về kỹ năng tư vấn, phản biện và giám định xã hội; chưa đảm bảo về chế độ cung cấp thông tin, chế độ thù lao, nghiên cứu khảo sát thực tế, đào tạo bồi dưỡng, hội thảo trao đổi kinh nghiệm,....
Nhân lực cán bộ quản lý, chuyên trách đối với công tác TVPBGĐXH của Liên hiệp hội còn kiêm nhiệm nên tính chủ động trong công việc chưa cao. 
 
Từ những kết quả trên, để hoạt động TVPBGĐXH của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Quảng Trị có hiệu quả thời gian tới, Liên hiệp hội cần tăng cường tổ chức, triển khai một số vấn đề chủ yếu sau:
1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy định hiện hành của Nhà nước về hoạt động TVPBGĐXH của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật,  làm cho các cấp, các ngành, tổ chức, cá nhân có liên quan thống nhất cao về mục đích, hiệu quả, sự cần thiết cần có TVPBGĐXH đối với các chương trình, dự án trọng tâm, trọng điểm trước khi trình cấp có thẩm quyền quyết định;      
2. Xây dựng, dự thảo trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định mới về hoạt động TVPB&GĐXH theo Quyết định số 14/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ,  Quy định cụ thể hóa Thông tư số 11/2015/TT-BTC, ngày 29 tháng 01 năm 2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế tài chính cho hoạt động TVPBGĐXH của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phù hợp với điều kiện đặc thù của tỉnh
3. Tập hợp, xây dựng hệ thống mạng lưới chuyên gia TVPBGĐXH Liên hiệp hội đảm bảo đủ năng lực để thực hiện tốt nhiệm vụ, đặc biệt là các chuyên gia đầu đàn có trình độ chuyên môn cao, uy tín về khoa học và có nhiều kinh nghiệm trong quản lý kinh tế - xã hội trong và ngoài tỉnh.
4. Xây dựng quy chế thông tin, phối hợp giữa các sở, ngành liên quan với Liên hiệp hội về công tác TVPBGĐXH; giữa cơ quan chủ đầu tư với Liên hiệp hội trước, trong và sau khi tổ chức TVPBGĐXH đền án,  dự án.
5. Kiện toàn Ban TVPBGĐXH của Liên hiệp hội; có kế hoạch đào tạo chuyên sâu cán bộ làm công tác TVPBGĐXH; Tăng cường kỹ năng tư vấn, phản biện và giám định xã hội và vận động chính sách cho đội ngũ chuyên gia thông qua các buổi tập huấn, hội thảo chuyên đề, các cuộc hội thảo khoa học, diễn đàn trí thức,....
6. Nâng cao tính chủ động, chuyên nghiệp, hiệu quả của hoạt động TVPBGĐXH: Xây dựng, ban hành quy trình (tác nghiệp) về tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp hội, các biểu mẫu phản biện, mẫu báo cáo; Xây dựng kỷ yếu về tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp hội (định kỳ); Từng bước xây dựng cơ sở thông tin phục vụ cho TVPBGĐXH (các văn bản quy phạm pháp luật, các dự án quy hoạch phát triển, các tài liệu tham khảo chuyên ngành liên quan đến hoạt động TVPBGĐXH); Xây dựng kế hoạch, chủ động lựa chọn các hoạt động TVPBGĐXH cụ thể hàng quý, hàng năm của Liên hiệp hội./.

Tác giả bài viết: Nguyễn Văn Nhiệm

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn