Cách sử dụng bẫy chuột bằng bẫy bán nguyệt không dùng mồi

Cách sử dụng bẫy chuột bằng bẫy bán nguyệt không dùng mồi
Để diệt chuột bằng bẫy bán nguyệt không dùng mồi của "Vua diệt chuột" Trần Quang Thiều, xin giới thiệu cách sử dụng như sau:

I. Bẫy chuột trong nhà

Để bẫy chuột đạt hiệu quả cao nhất ta phải nghiên cứu kỹ tình hình sinh hoạt của chuột ở từng khu vực.
Trước tiên phải quan sát xem chuột tập trung nơi nào (rất dễ phát hiện đặc tính kiếm ăn và đi lại của chuột)
- Tiếng động, tiếng kêu của chuột
- Phân chuột
- Hướng di chuyển của chuột trong nhà: trên trần, ngách tường, kệ tủ…
- Bên trong nhà, chuột cống thích làm tổ xung quanh các tầng thấp của tòa nhà. Nhưng với số lượng nhiều, chúng cũng có thể làm tổ ở các gác mái, trần giả và ở các tầng bên trên. Chúng có thể làm tổ ở những khoảng trống trong tường, bên dưới sàn nhà, tầng hầm; dưới và phía sau các thiết bị văn phòng , trong các tấm palet hàng.
- Ở bên ngoài, chúng thường làm hang ở dưới đất doc theo các chân tường. Hang của những con chuột mới xuất hiện thường ngắn, có chiều dài từ 30-50cm. Khi chúng trưởng thành, bắt đầu chăm sóc gia đình và số lượng chúng phát triển, hang sẽ được làm lớn lên và rộng ra.
Tiến hành cài đặt theo các bước sau:

Bước 1:
 
Tay trái cầm thân bẫy, tay phải túm lấy vành động của bẫy hướng lên trên.
Bước 2:
 
Tiếp tục kéo ép vành đó xuống sát thân bẫy, ghìm chặt vành sát thân bẫy rồi chú ý cài chốt an toàn (cho bẫy không sập kẹp vào tay).
Bước 3:
 
Cài thật mớm đầu cần vào lỗ, nắn chỉnh quả đối trọng sao cho lơ lửng cách mặt đất khoảng 2cm.
Bước 4:
 
Đặt nhẹ bẫy vào ngách chuột hay đi lại rồi chú ý mở chốt an toàn.
Khi đặt bẫy, chốt giữ lẫy thăng bằng có khấc định vị giữ quả đối trọng nằm đúng giữa, do vậy chuột nhỏ động vào quả đối trọng làm mất thăng bằng lực nhanh chóng và chuột bị kẹp chặt. Đối với chuột to, chỉ cần đụng đầu hoặc đi ngang qua, dẫm chân nhẹ vào quả đối trọng là sập bẫy kẹp đầu. Đối với chuột chạy hoặc nhảy khi chân sau đạp vào đối trọng cũng khó thoát.
- Trường hợp quả đối trọng nghiêng hoặc cao hoặc thấp quá: cầm đối trọng vặn nhẹ điều chỉnh sao cho quả đối trọng không chạm đất (cách mặt đất 0,5-1cm).
- Trường hợp điều chỉnh cần gài:
Khi tra cần gài vào lỗ của lẫy thăng bằng mà lẫy thăng bằng bị tụt khỏi cần gài (không tạo được điểm giao nhau) có nghĩa là lực của đối trọng nặng hơn lực của cần gài. Khi đó ta bẻ cong cần gài lên để tạo một lực đòn gánh (trọng lực cân bằng). Nếu lực đòn gánh quá lớn thì bẫy sẽ kém nhạy nên phải điều chỉnh.
 

Đặt bẫy trên đường đi của chuột

Chú ý đặt sát tường và các khe góc kín, có thể đặt bẫy tại 1 vài điểm có dấu hiệu sau.

- Phân chuột
- Vệt nhẵn dài
- Vết đen dài trên dây, trên tường
- Khe cửa, lỗ ống nước, khe hàng  hoá, lỗ hở, trần xốp
- Hộp kỹ thuật, các dây điện ngang chuột leo từ nhà kế bên.
 
Chuột lớn hay nhỏ đến chạm vào là bẫy sập (lò xo khỏe kẹp và diệt chuột tức thì).
Đặt bẫy chuột leo dây chạy xuống:
Đặt bẫy nắm phía ngoài dây (để khi chuột mắc bẫy không kẹp vào dây), cố định bẫy bằng cách dán băng keo vào 2 điểm đặt nằm ngang trên dây. Quả đối trọng (miếng xốp cao su) cao hơn mặt dây 0,5cm. Chuyển cần gài đưa vào lỗ lấy thăng bằng quả đối trọng.
Lưu ý: Chuột leo chạy xuống có thể nhảy qua bẫy mà vẫn bám đúng dây chạy thoát, cho nên cần đặt 2 bẫy cách nhau 15cm là bắt được ngay vì khi chuột nhảy xuống chỉ 25 - 30cm đều dính bẫy đặt gần bẫy đầu tiên.
Đặt bẫy nắm phía ngoài dây (để khi chuột mắc bẫy không kẹp vào dây), cố định bẫy bằng cách dán băng keo vào 2 điểm đặt nằm ngang trên dây. Quả đối trọng (miếng xốp cao su) cao hơn mặt dây 0,5cm. Chuyển cần gài đưa vào lỗ lấy thăng bằng quả đối trọng.
 
Đặt bẫy trên dây nằm ngang:
Dùng đoạn que dài 50-70cm bẻ dập một đầu 5-10cm, dãn phần 5-10cm vào cột (hoặc tường), đầu kia vắt qua dây thành cạnh huyền của tam giác vuông. Đặt bẫy vành tĩnh đối trọng lên dây, thân bẫy dựa vào cạnh huyền, không rơi bẫy, đối trọng chỉnh sao cho cao hơn dây 0,5cm. Chuột chạy trên dây không bao giờ quay lại và như vậy chỉ lao vào bẫy.
 
II. Bẫy chuột ngoài đồng ruộng
Lưu ý: Loại bẫy chuột ở đồng ruộng không có chốt an toàn nên khi cài bẫy phải giữ cần gài kỹ và chú ý tránh bẫy kẹp vào tay.
 
Cách cài đặt bẫy:
Buộc thêm vào bẫy sợi dây gắn thanh tre dài 30cm (hoặc dùng chiếc đũa tre) để khi đặt bẫy xong, cắm thanh tre để khi chuột sập bẫy sẽ không làm bẫy văng đi nơi khác.
Trên bờ giữ nước có thể thấy vết chân của chuột, ở các nơi có cây cỏ thì có thể đường mòn của chuột đi thì đặt bẫy vào đường đi của chúng.
Khoét một lỗ rộng hơn quả đối trọng từ 1-2cm, đặt bẫy sao cho thân bẫy vuông góc với đường đi, quả đối trọng trằm lõm vào lố khoét. Cắm thanh tre ra phía sau thân bẫy, không cắm vào 2 bên đường đi của chuột.
Cách cài bẫy thương tự như giới thiệu phần trên:

Kiểm tra: Đặt bẫy xong, rắc 5-10 hạt thóc vào quả đối trọng. Khi sập được chuột rồi mà ngày sau bị mất thóc, hoặc chỉ còn vỏ trấu thì không chuyển bẫy mà ta vẫn đặt bẫy tiếp nơi đó vì đường đó vẫn còn chuột.
            Nếu có nhu cầu tập huấn và  cung ứng bẫy chuột, liên hệ qua địa chỉ:
Nguyễn Văn Nhiệm - CVP Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Quảng Trị - ĐT: 0932 496300.